Smarthome là gì?

Smart home là gì? Chi phí làm nhà thông minh có tốn kém không?

Nhà thông minh (Smarthome) là những kiểu nhà hiện đại ngày nay được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử được điều khiển hoặc tự động hóa hoặc bán tự động. Cho nên khi ở tại  Smarthome có những việc bạn sẽ không cần phải thao tác thủ công mà có thể điều khiển từ xa. Hệ thống điện tử này sẽ giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà. Ngoài ra bảng điện tử còn được tích hợp trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc nằm ở giao diện website.

Công nghệ nhà thông minh

Nhà thông minh là một trong những bước tiến trong việc sử dụng công nghệ. Ngày nay nhà thông minh đã có rất nhiều công nghệ hữu ích phục vụ con người. Sống trong nhà thông minh bạn có thể hoàn toàn thoải mái với những tiện ích công nghệ tích hợp phục vụ nhu cầu sống.

Nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại như hồng ngoại, điện thoại thông minh, loT, công nghệ đám mây…Từ đó nhà thông minh có thể tự động giúp bạn làm những công việc trong nhà. Tiêu chuẩn của nhà thông minh là một căn nhà có thể tự động hóa các hoạt động thay thế con người. Khi ở tại nhà thông minh có nghĩa bạn đang dùng công nghệ để cuộc sống thoải mái hơn. Chúng sẽ giúp bạn giảm thời gian và khối lượng công việc nếu bạn là người quá bận rộn.

Ưu nhược điểm của nhà thông minh – Smarthome

Smart home là gì? Chi phí làm nhà thông minh có tốn kém không?

Ưu điểm

Tiết kiệm năng lượng

Khi ra ngoài, có những lúc đãng trí chắc chắn bạn sẽ quên việc tắt các thiết bị điện. Thế nhưng đối những căn Smarthome sẽ tự bật và tắt các thiết bị điện nếu bạn đi ra ngoài. Bên cạnh đó chúng còn giúp điều chỉnh máy lạnh sao cho phù hợp với thời tiết bên ngoài. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm điện và hóa đơn điện hàng tháng cho gia đình mình.

Tăng tính tiện nghi

Công tắc điện có thể bật một cách tự động mỗi khi bạn đến và tắt khi bạn đi ra khỏi nhà. Ngoài ra các thiết bị điện trong nhà sẽ tự động được quản lý theo lịch đã đặt ra. Từ đó giúp bạn thấy thoải mái với công nghệ hiện đại mà không còn phải lo lắng về các thiết bị điện trong gia đình.

Điểm nhấn đặc biệt của sự tiện lợi là bạn có thể sử dụng giọng nói điều khiển ngôi nhà. Đây chính là điểm đặc trưng của những ngôi nhà thông minh.

Tính an toàn cao

Đối với nhà Smarthome, hệ thống an ninh trong nhà luôn hoạt động 24/7 rất an toàn. Vì thế bạn có thể yên tâm đi chơi xa hoặc đi công tác mà vẫn có thể quan sát ngôi nhà của mình mọi lúc, mọi nơi.

Tạo sự đẳng cấp và sang trọng

Nhà thông minh mà chủ nhân sở hữu luôn mang đến một vị thế khác đối với những ngôi nhà bình thường. Bạn không cần phải làm bất cứ thứ gì mà chỉ việc điều khiển tự động. Đây chính là một điểm nhấn giúp ngôi nhà của bạn khác biệt và tạo cho gia chủ sự sang trọng.

Nhược điểm

Smart home là gì? Chi phí làm nhà thông minh có tốn kém không?

Chi phí xây dựng cao

Một trong những hạn chế mà chủ sử dụng luôn phải đối mặt đó chính là chi phí đầu tư ban đầu vô cùng đắt đỏ điều này vô vô hình khiến  Smarthome khó có thể tiếp cận với người có thu nhập thấp và trung bình.

Không thân thiện với người dùng lớn tuổi

Đối với một số đối tượng sử dụng, đặc biệt là những người lớn tuổi thường gặp khó khăn khi thao tác trên các ứng dụng thông minh của Smarthome. Mặc dù các nhà sản xuất vẫn luôn cố luôn tìm cách khắc phục hạn chế này qua việc phát triển việc điều khiển qua giọng nói,…Tuy nhiên phần lớn các thao tác vẫn phải thực hiện trên điện thoại thông minh hoặc máy tính.

Bảo mật

Bảo mật an ninh mạng luôn là trăn trở và là lí do khiến người dùng từ chối sở hữu một căn  Smarthome vì việc rò rỉ thông tin cá nhân đã và vẫn đang diễn ra. Các hacker dễ dàng tấn công các thiết bị thông minh qua Internet và kiểm soát hoạt động của các thiết bị mà đáng ngại nhất là camera và các loại ổ khóa thông minh. Mặc dù  Smarthome vẫn luôn cải tiến hệ thống bảo mật nhưng vẫn không thể đảm bảo rằng điều đó là tuyệt đối. Vì vậy trước khi sở hữu một căn nhà thông minh, người dùng vẫn luôn cân nhắc về vấn đề này.

Các hệ thống và giải pháp hiện nay của nhà thông minh – Smarthome?

Smart home là gì? Chi phí làm nhà thông minh có tốn kém không?

Hệ thống chiếu sáng thông minh

Công nghệ chiếu sáng thông minh cho phép người sử dụng điều khiển, bật/ tắt, hẹn giờ, cài đặt ngữ cảnh với hệ thống đèn điện trong nhà thông minh qua Smartphone hoặc giọng nói. Và hệ thống không yêu cầu lắp đặt bóng đèn thông minh, giúp bạn tiết kiệm chi phí lắp đặt và bảo dưỡng

Hệ thống an ninh, cảnh báo an toàn

Hệ thống an ninh của Smarthome được tích hợp các cảm biến chuyển động, cảm biến cửa và camera đồng bộ với nhau. Nhờ vào khả năng kết nối với Internet, người dùng có thể giám sát an ninh ngôi nhà của chính mình thông qua smartphone, Ipad, laptop, máy tính,… đồng thời còn cho phép bạn điều khiển hay lên kịch bản hoạt động cho tất cả những thiết bị này. Như vậy, ngay khi vắng nhà bạn vẫn có thể dễ dàng giám sát an ninh cho ngôi nhà của mình.

Với khả năng bảo vệ toàn diện cả bên trong và bên ngoài ngôi nhà thông qua các hệ thống cảnh báo an toàn. Hệ thống bảo vệ vòng ngoài có thể kể đến như chuông báo tích hợp màn hình giúp gia chủ có thể nhận diện được khách bấm chuông, hệ thống camera IP, đây là hệ thống an ninh ghi nhận mọi hình ảnh đang diễn ra trong và ngoài ngôi nhà,hay cảm biến mở cửa và kính vỡ: thiết bị báo động khi cửa bị cạy, mở trái phép hay kính bị vỡ.

Hệ thống âm thanh đa vùng

Âm thanh đa vùng là hệ thống âm thanh với nhiều thiết bị loa phát, có khả năng phát nhiều bản nhạc khác nhau ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà, người dùng có thể sử dụng Smartphone hoặc giọng nói để phát bài hát yêu thích tại bất cứ tầng nào, khiến cho ngôi nhà tràn ngập trong không gian âm nhạc yêu thích, đem lại cảm giác thư giãn sau ngày dài ngập tràn trong công việc.

Bên cạnh đó, hệ thống âm thanh đa vùng có thể kết nối với thiết bị khác của Smarthome giúp tạo nên những kịch bản sống đa dạng. Đặc biệt, việc kết hợp âm thanh đa vùng với hệ thống đèn có thể tạo nên một không gian bữa tiệc “hòa âm ánh sáng”, phù hợp cho những buổi tiệc tùng, sinh nhật

Hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng

Hệ thống điều khiển rèm cửa, cửa sổ, cửa ra vào,Tivi, tủ lạnh, điều hòa và nhiều nhóm thiết bị gia dụng khác được tích hợp trong ngôi nhà thông minh của bạn. Với hệ thống điều khiển này, bạn chỉ cần ngồi tại chỗ và dễ dàng điều khiển các thiết bị gia dụng của gia đình mình.

Hệ thống chăm sóc tự động phun tưới sân vườn

Bên cạnh hệ thống thông minh trong nhà thì bạn còn có thể sở hữu thiết bị có tính năng điều khiển hệ thống phun nước tự động tích hợp khả năng kiểm soát lượng nước phù hợp cũng như hình thức tưới cho từng loại cây khác nhau, đảm bảo sự phát triển của cây cũng như tiết kiệm lượng nước tưới tiêu cho khoảng sân vườn của gia đình .

Hệ thống điều khiển bằng giọng nói

Smarthome còn có chức năng vô cùng đặc biệt đó là Điều khiển bằng giọng nói. Đây là một chức năng rất đặc biệt được nhiều người yêu thích bởi chúng cho phép người dùng điều khiển, kiểm soát tất cả các thiết bị trong gia đình bằng giọng nói của chính mình.

Chỉ với các thiết bị công nghệ có trợ lý ảo bạn có thể điều khiển mọi thứ trong nhà của mình. Cho dù bạn ở bất cứ nơi đâu, dù đi công tác, du lịch nghỉ dưỡng,… Phổ biến nhất hiện nay đó là trợ lý ảo Siri, Google Assistant, Amazon Alexa.

Chi phí đầu tư cho nhà thông minh – Smarthome

Chi phí đầu tư để xây dựng một căn  Smarthome bao nhiêu hoặc chi phí có tốn kém không là câu hỏi được đặt ra rất nhiều. Hiện có rất nhiều mức chi phí thiết kế, lắp đặt khác nhau. Chúng phụ thuộc vào số lượng thiết bị cũng như mức độ tiện ích mong muốn của bạn.

Để biết được chi phí lắp đặt nhà thông minh, bạn cần xem xét đến rất nhiều yếu tố. Thông thường, mức giá phụ thuộc vào 2 yếu tố chính như sau:

  • Mức độ tiện ích càng cao, chi phí lắp đặt nhà thông minh càng đắt. Bởi chúng phải cần đến nhiều thiết bị hơn. Hoặc cùng số lượng thiết bị đó nhưng chúng có nhiều tính năng hơn. Do đó, giá thành được đẩy lên cao hơn.
  • Số lượng các thiết bị thông minh mà chủ nhà lắp đặt, tùy theo nhu cầu của khách hàng cũng như diện tích thực tế của căn nhà, số lượng thiết bị là khác nhau. Bởi vậy, chi phí lắp đặt nhà thông minh cũng là khác nhau.

Chi phí lắp đặt nhà thông minh không chỉ phụ thuộc vào số lượng thiết bị. Tính năng của thiết bị cũng có ảnh hưởng rất lớn. Cùng là 1 bóng điện, nhưng loại tích hợp nhiều tính năng như: tự động điều chỉnh ánh sáng phù hợp với không gian, tùy chỉnh màu sắc ánh sáng, ánh sáng thay đổi theo nhạc điệu… sẽ có giá thành đắt hơn những loại bóng chỉ có tính năng bật/ tắt tự động.

Lưu ý:

Một điều quan trọng cần lưu ý là đối với những căn Smarthome đó là các thiết bị trong căn Smarthome đều cần kết nối WiFi. Do đó gia chủ cần chủ động trang bị một hệ thống WiFi ổn định và mạnh mẽ để có thể đảm bảo kết nối của các thiết bị. Bạn có thể lựa chọn những con thiết bị phát WiFi chuyên dụng như UniFi để trang bị hệ thống mạng mạnh mẽ và ổn định ngay trong căn Smarthome của mình.

Kết luận

Với những chia sẻ bên trên chắc hẳn cũng đã phần nào giúp bạn hiểu được Smarthome là gì và hình dung ra được nhu cầu của bản thân về Smarthome. Hãy vạch ra một kế hoạch cụ thể để sở hữu cho mình một căn nhà ưu việt nhất nhé!