Những lưu ý khi làm tủ bếp chữ L đẹp tiện nghi đa năng

Nếu bạn đang sở hữu một không gian phòng bếp có diện tích từ nhỏ hẹp đến rộng rãi, thông thoáng thì mẫu Tủ bếp chữ L này luôn là một sự lựa chọn hoàn hảo. Với mẫu tủ bếp này bạn có thể thỏa sức bố trí đa dạng công năng cũng như vật dụng nấu nướng mà không lo bị chật chội, bí bách

Tuy nhiên, cái gì cũng cần có bí quyết để sở hữu một không gian bếp hoàn hảo. Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ một số lưu ý khi làm tủ bếp chữ L cho mọi người cùng rút kinh nghiệm nhé!

Tủ bếp chữ L đẹp phù hợp với mọi không gian nhà bếp
Tủ bếp chữ L đẹp phù hợp với mọi không gian nhà bếp

Có nên lựa chọn tủ bếp chữ L cho không gian nhà mình hay không?

Tủ bếp chữ L là loại tủ bếp được thiết kế 2 cạnh tủ chạy dọc theo mép 2 bức tường, tạo thành một góc vuông ở điểm giao 2 cạnh tủ. Tủ bếp kiểu dáng chữ L có thể tận dụng được mọi góc chết trong không gian bếp, giúp nới rộng thêm không gian đứng nấu nướng. Đồng thời, chúng cũng tạo nên hiệu ứng chiều sâu, tạo cảm giác thoáng đãng cho không gian bếp

Với kiểu dáng chữ L rộng lớn, bạn có thể tận dụng bố trí nhiều khu vực chức năng bao gồm: khu vực lưu trữ, khu vực nấu nướng, khu vực chậu rửa tạo thành một “tam giác bếp” hoàn hảo. Ngoài ra, bạn cũng tận dụng được các khoang tủ để chứa đựng các loại đồ gia dụng làm bếp tiện nghi hiện đại như” lò vi sóng, máy rửa chén, máy hút mùi, lò nướng….

Đặc biệt, với kiểu dáng chữ L bo gọn góc tường, không gian bếp sẽ tạo được khoảng trống ở chính giữa. Từ đó, bạn có thể tận dụng không gian trống đó để đặt bàn đảo bếp, bàn ăn… tạo thành một hệ thống xuyên suốt, gia tăng diện tích thao tác nấu nướng của người nội trợ.

Tủ bếp chữ L sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời cho không gian bếp thêm tiện nghi, hiện đại
Tủ bếp chữ L sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời cho không gian bếp thêm tiện nghi, hiện đại

Như vậy, với những ưu điểm kể trên hy vọng đã đem đến cho ban cái nhìn cụ thể hơn về kiểu tủ bếp chữ L này. Tuy nhiên, để sở hữu một không gian hoàn hảo như vậy thì quá trình lên ý tưởng – thiết kế – thi công tủ bếp đóng vai trò quan trọng không kém. Vậy hãy cùng tham khảo những lưu ý khi làm tủ bếp chữ L dưới đây nhé!

Lưu ý quan trọng để làm tủ bếp chữ L đẹp tiện nghi

Lựa chọn vật liệu 

Hiện nay, có khá nhiều loại vật liệu được sử dụng để sản xuất tủ bếp như: gỗ, kim loại, nhựa, inox… Tuy nhiên, vẫn không có loại vật liệu nào có thể vượt qua được giá trị và tính năng của tủ bếp gỗ (gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp) mang lại. Trong đó, mỗi loại vật liệu làm tủ bếp sẽ có những ưu – khuyết điểm khác nhau:

  • Tủ bếp gỗ tự nhiên: sở hữu vẻ bề ngoài đẹp sang trọng với đường vân gỗ độc đáo, thu hút, cốt lõi gỗ tự nhiên cứng cáp, chịu đực trọng tải lớn mà loại tủ bếp này đã không còn xa lạ gì đối với các hộ gia đình Việt Nam. Ngoài ra, với tính dẻo trong liên kết gỗ mà tủ bếp gỗ tự nhiên thường được ứng dụng vào các phong cách cổ điển với những nét hoa văn, họa tiết tinh xảo, uyển chuyển.
  • Tủ bếp gỗ công nghiệp: là tủ bếp được cấu thành từ 2 thành phần chính: cốt gỗ (HDF, MDF, MFC..) và bề mặt phủ (melamine, acrylic, laminate..) đang được xem là dẫn đầu xu hướng trong thị trường nội thất. Với đa dạng mẫu mã và màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn ứng dụng vào không gian bếp của mình. Đặc biệt, tủ bếp gỗ công nghiệp còn có giá thành phải chăng, phù hợp với kinh tế của nhiều hộ gia đình

Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp

Kích thước của tủ bếp chữ L sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tiện của người nội trợ khi thao tác nấu nướng hàng ngày. Ngoài kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp bạn cũng phải dựa trên chiều cao của người nội trợ chính trong nhà để thay đổi cho phù hợp. Cụ thể kích thước tủ bếp sẽ có các số đo như sau:

Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo chiều cao của người Việt
Kích thước tủ bếp tiêu chuẩn theo chiều cao của người Việt
  • Tủ bếp dưới: chiều cao 81 – 86 cm ( tùy vào chiều cao người nội trợ), độ sâu 50cm
  • Tủ bếp trên có chiều cao khoảng 50 – 80cm, độ sâu từ 35 – 50cm
  • Tổng chiều cao của cả tủ bếp trên và dưới (được tính từ mặt sàn lên đến nóc của tủ bếp trên) sẽ rơi vào khoảng từ 2,25 – 2,5m.

Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới khoảng từ 40 – 60cm.

Bố trí các khu vực chức năng

Nếu như tủ bếp chữ L được bố trí các khu vực chức năng hợp lý và khoa học sẽ góp phần giúp cho người nội trợ có thể thao tác nấu nướng nhanh và gọn hơn. Vì vậy, theo tiêu chuẩn thì tủ bếp chữ L sẽ bao gồm các khu vực chức năng được sắp xếp theo thứ tự như sau: Khu chứa thực phẩm -> khu để đồ dụng cụ -> khu rửa -> khu chế biến -> khu nấu nướng.

Tủ bếp chữ L được phân chia các khu vực chức năng cho gia chủ thoải mái chứa đồ
Tủ bếp chữ L được phân chia các khu vực chức năng cho gia chủ thoải mái chứa đồ

Chú ý yếu tố phong thủy

Để sở hữu một không gian bếp đẹp, tiện nghi thôi là chưa đủ, bạn cần chú ý đến các yếu tố phong thủy nhằm mang đến cho tất cả thành viên trong gia đình nhiều may mắn, thuận tiện trong cuộc sống và công việc. Ngược lại, nếu thiết kế bếp phạm phải những điều đại kỵ,trong phong thủy không chỉ bản thân gia chủ mà cả gia đình cũng tụt dốc không phanh. Bao gồm các lưu ý sau:

  • Hướng tủ bếp chữ L lý tưởng nhất nên đặt ở phía Đông, Đông Nam. Vì đây là 2 hành thuộc Mộc trong khi nhà bếp thuộc hành Hỏa và Thủy.
  • Không nên đặt tủ bếp ở phía Nam là hành Hỏa, sẽ tương ứng với lửa ở trong bếp. .
  • Không đặt bếp nấu nướng dưới xà ngang nhà vì theo quan niệm người xưa sẽ đè lên người ông (bà) Táo dẫn đến sự ngăn chặn đè nén những may mắn, tài vận đến với gia đình.
  • Cần lau dọn nhà bếp thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến không khí chung và sức khỏe của các thành viên trong gia đình

Hãy liên hệ ngay với Nội thất Mạnh Hệ để nhận được tư vấn miễn phí cùng những ưu đãi hấp dẫn khi lựa chọn thiết kế thi công nội thất nhé:

  • Địa chỉ: Số 5 Đống Đa, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
  • Nhà máy sản xuất: Số 227/5 Ấp Tam Đông, Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, TP.HCM
  • Hotline: 028.777.888.39 – Tel: 0869.048.791
  • Email: tuvan@noithatmanhhe.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *