Nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới – Nguyên nhân & cách xử lý

Mua nhà chung cư là lựa chọn của không ít gia đình hiện nay, đặc biệt là những gia đình trẻ. Bởi không chỉ đáp ứng được không gian sống, phần lớn các căn hộ chung cư hiện nay còn có giá khá rẻ, phù hợp với thu nhập của nhiều người. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, không ít gia đình gặp phải hiện tượng nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt của gia đình. 

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? Phải làm gì khi nhà chung cư bị thấm nước? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

1. [LÝ GIẢI] nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới?

Tình trạng nhà chung cư bị thấm nước không phải là tình trạng hiếm gặp hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó thường gặp nhất là một số nguyên nhân sau đây:

  • Do không được chú ý tới khâu chống thấm từ đầu: Hiện nay, có rất nhiều khu chung cư giá rẻ phù hợp với thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do chi phí xây dựng thấp nên những khu chung cư này không được chú trọng đến khâu chống thấm ngay từ đầu hoặc thực hiện chống thấm không đúng cách. Chính vì vậy, sau một thời gian sử dụng thì công trình nhanh chóng xuống cấp và dẫn tới hiện tượng tường nhà bị thấm.

nha chung cu tang tren tham xuong tang duoi 1

  • Do đội ngũ xây dựng thiếu kinh nghiệm: Đối với các công trình chung cư, nhà ở, vị trí tiếp xúc nhiều với nước cần đặc biệt chú ý trong quá trình xây dựng. Thế nhưng, nếu người thợ thi công có tay nghề kém, họ sẽ không thể xử lý tốt được những vị trí này. Do đó, sau khi đưa vào sử dụng sẽ khó tránh khỏi việc bị thấm nước vào tường.
  • Hệ thống cấp thoát nước của tòa chung cư không đáp ứng yêu cầu: Với chi phí xây dựng hạn chế, các tòa nhà chung cư thường khó đáp ứng được yêu cầu về hệ thống cấp thoát nước. Điều này dẫn đến tình trạng nước bị rò rỉ, lâu ngày sẽ gây ra những vết loang, thấm dột và khiến cho tường nhà ở tầng dưới cũng bị ảnh hưởng.

nha chung cu tang tren tham xuong tang duoi 2

  • Ngoài ra, một số yếu tố khác như: điều kiện thời tiết, kết cấu căn hộ bị biến dạng,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tường chung cư bị nứt và thấm nước. Dạng thấm do tường nhà cũ, kết cấu tường bị hỏng là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến gây ra hiện tượng thấm dột trong nhà. 

XEM NGAY

2. Khi nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới thì dẫn đến hậu quả gì?

nha chung cu tang tren tham xuong tang duoi 3

Khi tường chung cư bị thấm, nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra một số hậu quả rất nghiêm trọng sau đây:

  • Làm cho căn hộ của gia đình bạn bị xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng đến kết cấu và tuổi thọ của công trình.
  • Khiến cho ngôi nhà bị mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến môi trường sống của các thành viên trong gia đình.
  • Trong trường hợp tình trạng thấm nước đã diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho trần nhà bị ẩm mốc và chảy nước ra sàn. Khi đó, nó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của những người đang sống trong nhà.
  • Nếu tình trạng bị thấm dột quá nặng, chi phí sửa chữa và khắc phục cũng sẽ cao hơn so với việc chống thấm ngay từ ban đầu. 

3. Các bước xử lý tình trạng nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới

nha chung cu tang tren tham xuong tang duoi 4

Như đã nói ở trên, tình trạng tường nhà chung cư bị thấm nước nếu để lâu sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra tường nhà có dấu hiệu bị thấm dột, bạn cần nhanh chóng khắc phục theo các bước sau đây:

3.1. Rà soát kiểm tra và tìm nguyên nhân bị thấm

Việc rà soát, kiểm tra và tìm ra nguyên nhân tường nhà bị thấm sẽ giúp bạn lựa chọn phương án khắc phục hiệu quả nhất.

3.2. Làm sạch kỹ lưỡng phần bị thấm

Bề mặt thi công nếu sạch sẽ giúp cho độ bám dính tốt và dễ dàng đạt được liên kết. Từ đó, hiệu quả chống thấm cũng được nâng cao. Vì vậy, trước khi tiến hành thi công chấm thấm, bạn hãy chắc chắn sàn và tường đã được làm sạch.

3.3. Xử lý chặt chẽ phần góc xung quanh

  • Sau khi đã làm sạch phần bị thấm, bạn cần sử dụng các dụng cụ phù hợp để xử lý cẩn thận các phần góc xung quanh, bao gồm tất cả các góc bên ngoài và bên trong có liên quan đến khu vực chống thấm.
  • Đối với các góc tường và mép mạch ngừng, bạn cần tiến hành đục rộng hoặc bồi thêm để đảm bảo đúng kỹ thuật thi công.

3.4. Thi công, xử lý khu vực bị thấm

  • Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm khác nhau. Tùy vào vị trí bị thấm, bạn có thể lựa chọn áp dụng sử dụng cách chống thấm khác nhau như: sử dụng keo chống thấm, chất chống thấm, lưới thủy tinh,…
  • Trong trường hợp bạn không thể tự mình khắc phục tình trạng tường chung cư bị nứt, thấm nước, bạn có thể liên hệ đến các đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.

3.5. Đưa tín hiệu, biển cảnh báo khu vực thi công

Sau khi đã thực hiện việc chống thấm xong xuôi, tùy vào đặc điểm của từng phương pháp chống thấm, bạn có thể cân nhắc để đưa ra các biển cảnh báo hoặc tín hiệu khu vực đang thi công. Điều này sẽ giúp cho quá trình thi công chống thấm được hiệu quả hơn.

4. Cách xử lý cụ thể các trường hợp nhà chung cư thấm từ tầng trên

Khi tường nhà chung cư bị thấm nước, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn có thể lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp. Cụ thể như sau:

4.1. Chung cư có trần và tường bằng gỗ

  • Sử dụng bông khoáng: Bông khoáng là vật liệu được nhiều người lựa chọn để chống thống cho nhà gỗ. Ưu điểm của vật liệu này là nó có giá thành khá rẻ và dễ thi công. Tuy nhiên, sau một thời gian, hiệu quả chống thấm sẽ giảm và làm ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn.
  • Vật liệu cuộn: Đối với các bức tường trong nhà gỗ, tấm lợp nỉ được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn để chống thấm. Tuy nhiên, với cách này thì bạn cần thiết phải quét một lớp sơn lót lên bề mặt thi công.

4.2. Chung cư có trần và sàn bằng bê tông

Đối với trường hợp chung cư có trần và sàn bằng bê tông, bạn có thể thực hiện chống thấm bằng phương pháp thẩm thấu. Với cách này, trước khi thi công bạn cần chuẩn bị bề mặt sàn và làm sạch các khớp nối. Điều này sẽ giúp cho quá trình thi công chống thấm diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Đồng thời, việc đảm bảo bề mặt thi công sạch sẽ còn giúp đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho phương pháp chống thấm này.

5. Hiện tượng nhà chung cư tầng trên thấm xuống bên dưới ai chịu trách nhiệm?

Theo quy định tại Điều 85 Luật nhà ở năm 2014, trách nhiệm bảo hành chung cư được xác định như sau:

Thứ nhất, về chủ thể có trách nhiệm bảo hành bao gồm:

– Các tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng;

– Tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.

Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở trong khoảng thời gian nhất định theo quy định. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về thời gian bảo hành

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 85 Luật nhà ở năm 2014 chung cư được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:

– Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;

– Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.

Thứ ba, việc bảo hành của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đối với nhà chung cư bao gồm các nội dung sau:

– Sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng, cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt, hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt và hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt

– Khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở.

– Đối với các thiết bị khác gắn với nhà ở thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở thực hiện bảo hành sửa chữa, thay thế theo thời hạn quy định của nhà sản xuất.

Trên cơ sở quy định này có thể thấy, trách nhiệm sửa chữa khi chung cư bị thấm dột được xác định như sau:

– Trong trường hợp xảy ra tình trạng thấm dột đối với chung cư trong thời hạn bảo hành thì về mặt nguyên tắc, trách nhiệm sửa chữa, khắc phục sẽ thuộc về tổ chức, cá nhân thi công xây dựng.

– Đối với trường hợp xảy ra tình trạng thấm dột ở nhà chung cư ngoài thời gian bảo hành của tổ chức, cá nhân thi công xây dựng thì trách nhiệm sửa chữa, khắc phục sẽ thuộc về chủ sở hữu căn hộ chung cư.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nhà chung cư tầng trên thấm xuống tầng dưới. Hy vọng những thông tin trong bài viết mà chongthamvinatek chia sẻ mang đến cho bạn nhiều ích lợi. Nếu cần hỗ trợ thêm điều gì, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *