Mở tiệm nail cần bao nhiêu tiền và cần mua những gì? Đây là vấn đề của rất nhiều người khi bắt đầu mở tiệm nail. Thực tế, chi phí và các vật dụng cần khi mở tiệm nail sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vốn của bạn, đối tượng khách hàng, quy mô và phong cách tiệm mà bạn muốn. Để tiết kiệm được chi phí tránh mua những thứ không cần thiết, bạn nên lên danh sách và tính toán từ trước. Tinxaydung.com sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này trong bài hôm nay.
Nội dung của trang
Làm thế nào để mở tiệm làm nail?

Bạn có thể chọn nhiều cách khác nhau để mở tiệm làm nail, bạn có thể nhận tư vấn từ các chuyên gia hoặc tự mình tìm hiểu để mở tiệm nail. Những phương án này cụ thể như sau:
Nếu bạn tự tìm hiểu: Khi bạn có nhu cầu muốn thiết kế spa, tiệm nail một cách tự do, bạn có thể tìm hiểu về thị hiếu khách hàng. Hơn nữa, bạn phải xác định mình có lượng khách trung thành tầm 15 người trở lên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách mở tiệm nail của người quen đã từng làm hoặc tham khảo một số nguồn trên mạng xã hội.
Nhận tư vấn từ chuyên gia: Nếu không có thời gian để tìm hiểu, bạn có thể bỏ tiền nhận tư vấn từ các chuyên gia. Chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn từ cách trang trí một tiệm nail, vốn cần để mở, đối tượng khách hàng của bạn và lời khuyên về loại hình tiệm nail thích hợp nhất.
Những chi phí cần thiết khi mở tiệm nail
Nếu so sánh chi phí làm tiệm nail với chi phí mở những dịch vụ khác thì chi phí làm tiệm nail không nhiều, nhưng lại mang về lợi nhuận rất tốt cho bạn.
Dưới đây là những chi phí để mở tiệm nail chi tiết nhất:

Chi phí mặt bằng
Chi phí mặt bằng phụ thuộc vào vị trí mà bạn lựa chọn, bạn nên chọn những địa điểm gần chợ, khu dân cư hoặc có thể làm trong ngõ nhưng phải dễ tìm. Không cần chọn những nơi chi phí quá cao, mặt đường lớn nhưng lại không thuận tiện và ít khách.
Thông thường, chi phí để thuê mặt bằng thường sẽ chiếm từ 10 đến 14% tổng chi phí mở tiệm nail, tức là từ 8 – 15 triệu đồng.
Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng và không cần bỏ tiền thuê thì bỏ chi phí này ra khỏi chi phí mở tiệm của mình nhé!
Chi phí biển hiệu
Để có thể nhanh chóng thu hút khách bạn, bạn nên chọn những biển hiệu mang tính thẩm mỹ cao, bắt mắt. Trên bảng hiệu cần có thông tin về thương hiệu, hình ảnh sản phẩm dịch vụ, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, logo, …
Số tiền cho biển hiệu sẽ chiếm từ 8 đến 12% chi phí mở tiệm làm nail, tức tầm 6 cho đến 14 triệu đồng.
Chi phí card visit, menu, voucher
Menu có thể làm thành thành một quyển để khách hàng dễ xem và lựa chọn sản phẩm. Về phần card visit bạn nên chuẩn bị khoảng 4 đến 5 hộp in sẵn, voucher thì tầm 200 tờ là đủ. Khi in những thứ này, bạn chỉ nên dùng loại giấy thường để giảm bớt chi phí.
Chi phí cho card visit, menu, voucher sẽ rơi vào khoảng từ 800 cho đến 2 triệu đồng, tức sẽ chiếm 0,5 – 1% tổng chi phí mở tiệm.
Chi phí kệ và tủ đựng đồ làm nail
Kệ tủ đựng nail thường sẽ có hai sự lựa chọn, bạn có thể chọn loại kệ đứng hoặc kệ treo tường. Tuy nhiên, kệ treo tường sẽ tiết kiệm chi phí hơn và đồng thời cũng khiến khách hàng dễ xem và lựa chọn màu sơn hơn. Chỉ nên chọn kệ có kích thước từ 5 cho đến 10cm về độ rộng. Chất liệu làm kệ có thể chọn gỗ, nhựa, kim loại, tùy vào phong cách tiệm và chi phí.
Bên cạnh đó, bạn nên dựa vào vốn của mình và diện tích tiệm để thiết kế tủ đựng sone một cách hợp lý. Nên dùng tủ đứng nếu diện tích tiệm nail đủ lớn.
Tổng chi phí cho phần kệ tủ chiếm 2 – 8%, rơi vào khoảng 2 đến 12 triệu đồng.

Chi phí máy móc, sơn gel và mẫu nail
Sơn gel là thứ tốn nhiều chi phí nhất khi bạn quyết định mở tiệm, nó chiếm đến 40% vốn mở tiệm của bạn, nằm tầm khoảng 25 đến 50 triệu đồng. Với số tiền bỏ ra như thế này, bạn sẽ có đủ các loại sơn và mẫu nail phục vụ cho khách hàng. Phương pháp để tiết kiệm chi phí nhất có thể là chọn những màu sơn cơ bản, nhiều khách hàng yêu thích.
Máy móc làm nail thì gồm có máy mài, máy hơ gel và máy sấy, 3 loại máy này sẽ chiếm từ 600 đến 3 triệu mỗi máy.
Bạn có thể tham khảo thêm về dụng cụ thẩm mỹ Trí Việt – Đây là đơn vị chuyên thiết kế spa, tiệm nail được nhiều khách hàng lựa chọn. Có rất nhiều mẫu thiết kế được Trí Việt thi công có hình ảnh thực tế để bạn tham khảo.
Chi phí cho ghế ngồi làm nail
Ghế làm nail tốt nhất sẽ đi kèm với bồn để ngâm móng cho khách. Nếu muốn chọn thiết kế độc đáo thì có thể làm bục để khách làm móng chân, bục sẽ cao hơn nền tầm 25 đến 40cm.
Chi phí cho ghế ngồi làm nail là 8 đến 16 triệu đồng (14-30% tổng chi phí).
Chi phí bàn, ghế tiếp khách
Bạn có thể chọn những bộ sofa đơn giản, đặt một bình trà hoặc nước, bánh kẹo để trong thời gian chờ đợi khách hàng đỡ cảm thấy nhàm chán.
Chi phí cho bộ sofa tiếp khách tầm 4 đến 9 triệu đồng (4-6% tổng chi phí).
Chi phí trang trí nội thất
Bạn có thể thuê những đơn vị chuyên thiết kế tiệm nail hoặc tự mình thiết kế nên không gian tiệm. Tự làm sẽ tốn rất nhiều thời gian, nhưng có thể sẽ tiết kiệm hơn.
Chi phí cho việc trang trí nội thất rơi vào tầm 12 cho đến 35 triệu đồng (chiếm 10-25% tổng chi phí).
Chi phí cho một số dụng cụ khác

Ngoài ra bạn sẽ phải tốn kém một số chi phí bên lề như:
- Quạt (350 nghìn đồng)
- Thảm nhung (450 đến 900 nghìn đồng)
- Khăn lau (10 nghìn đồng/khăn)
- Đèn, tranh ảnh, bình nước, … (2 đến 4 triệu)
- Máy lạnh (6 đến 12 triệu)
- Máy tính (10 đến 14 triệu)
Lương nhân viên
Khi tuyển học viên hoặc nhân viên làm nail, bạn sẽ tốn khoảng 5 đến 10 triệu/người/tháng.
Chi phí dự phòng
Để phòng những chi phí phát sinh khác, bạn nên chuẩn bị nguồn vốn dự phòng tầm 8 đến 12 triệu đồng để trang trải.
Kết luận
Như vậy, tổng chi phí khi mở tiệm nail là không ít. Bạn có thể sẽ tốn tầm 60 đến 180 triệu đồng cho việc mở tiệm, chưa kể chi phí duy trì hoạt động hàng tháng là từ 10 cho đến 30 triệu đồng tùy vào tiệm. Hy vọng những kiến thức hôm nay sẽ giúp bạn hình dung được số tiền mình cần bỏ ra khi muốn làm tiệm nail!