Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng chi tiết nhất 2024

Bạn đã nắm rõ ký hiệu bản vẽ điện dân dụng chưa ? Bạn đã nắm được các ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ chưa. Tất tần tật những điều bạn đang tìm hiểu đã được tin xây dựng tổng hợp lại trong bài viết dưới đây. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết với tiêu đề : ” Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ ” nhé !

Để thi công các hạng mục cơ điện (VD như thi công sản phẩm ống thép luồn dây điện) cho một công trình nào đó mà vừa đảm bảo yếu tố an toàn lại đạt thẩm mỹ tốt nhất thì trước khi thi công, các kỹ sư cơ điện ( các kỹ sư điện ) phải thực hiện một bản vẽ kỹ thuật điện dân dụng thể hiện tất cả những yếu tố cần thiết về sơ đồ đi dây điện, vị trí lắp đặt các thiết bị điện, vị trí của các ổ cắm, công tắc…

Để bản vẽ ký hiệu điện dân dụng được rõ ràng và trực quan nhất thì các thiết bị điện sẽ được thể hiện dưới dạng các ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ được quy ước theo tiêu chuẩn được định trước.

Hệ thống ống điện cũng phải có những ký hiệu riêng biệt rõ ràng trên bản vẽ thiết kế thi công cơ điện.

Phương pháp đọc bản vẽ điện dân dụng dựa theo sơ đồ

Dưới đây chính là phương pháp đọc bản vẽ điện dân dụng theo sơ đồ mạch điện cơ bản mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong rằng sau khi tham khảo xong, bạn sẽ nắm được cách đọc bản vẽ, và biết được các ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ ra sao. Hãy cùng nhau tham khảo ngay nhé.

ban ve dien

Với một sơ đồ như trên, buộc bạn phải nắm được các yếu tố cần thiết ngay dưới đây. Hãy cùng chúng tôi đi vào chi tiết nhé.

Bạn có quan tâm:

Bản mã thép là gì? Khái niệm cơ bản về bản mã, công dụng và cách chế tạo bản mã

Bước I: Chuẩn bị bản vẽ phù hợp nhất

Bản vẽ thiết kế là bản vẽ thể hiện thông tin về việc sắp xếp các thiết bị điện như: thiết bị chiếu sáng, vị trí ổ cắm, công tắc, bộ ngắt mạch, hệ thống dây điện, trong các công trình công cộng, sơ đồ nguyên lý của sơ đồ bản đồ nguồn,..

Tùy vào quy mô của mỗi công trình mà tất cả các thông tin trên có thể được thể hiện trên cùng một bản vẽ (công trình quy mô nhỏ) hoặc thể hiện trên từng bản vẽ riêng biệt (với công trình quy mô lớn).

Bước II: Đọc bảng ghi chú các ký hiệu trong bản vẽ

Các thiết bị điện như đèn, quạt điện, công tắc, máy lạnh, ổ cắm,.. tất cả đều có các ký hiệu trong bản vẽ điện riêng và được thể hiện qua bảng thiết kế, tùy từng bảng vẽ mà người thiết kế sẽ có những ghi chú với từng ký hiệu riêng

Bước III: Hình dung và đọc cách bố trí các thiết bị điện

Cần xác định các yếu tố cần thiết sau khi đọc bố cục của từng thiết bị điện:

  • Vị trí lắp đặt
  • Cách lắp đặt (trên trần nhà, tường, sàn nhà)
  • Kích thước và hình dạng thực tế của thiết bị
  • Các thông số kỹ thuật khác kèm theo.

Bước IV: Đọc cách đi dây điện

Thông thường trong mỗi công trình sẽ được phân chia làm 3 phần nguồn điện dành cho 3 hạng mục lớn đó như sau:

1) Hạng mục chiếu sáng

+ Đèn được bố trí điều khiển bởi công tắc nào? Thuộc cụm công tắc nào? Vị trí ở đâu?

+ Nguồn cấp cho cụm công tắc đó có ký hiệu là gì?

2) Hạng mục vị trí ký hiệu ổ cắm điện và các thiết bị điện đặc biệt như máy bơm nước, bình nóng lạnh,..

+ Vị trí đặt ổ cắm, chiều cao ổ cắm điện.

+ Các ổ cắm nào cùng chung một nguồn điện cấp?

+ Ký hiệu nguồn cấp cho các ổ cắm chung nguồn là gì?, ký hiệu ổ cắm điện trên bản vẽ?

3) Hạng mục làm mát ( máy điều hòa không khí)

+ Vị trí lắp đặt thiết bị điện

+ Ký hiệu của nguồn cấp cho các thiết bị này

Bước V: Đọc sơ đồ nguyên lý của bản vẽ mạch điện

Lưu ý các điểm như:

– Thông số của công tắc và điều khiển

– Thông số cáp điện, đường dây truyền tải điện

– Công tắc nào sẽ kiểm soát loại tải nào

– Vị trí của công tắc/ tủ điện trong sơ đồ nguyên tắc và hệ thống dây điện của từng loại thiết bị vào công tắc

Để xây dựng ống dẫn trên tường đúng cách, trước khi thi công, người ta cũng phải thiết lập sơ đồ dây điện hợp lý nhất. Vì vậy, làm thế nào để luồn dây treo tường đúng cách, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp nhé

Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng của các thiết bị

Ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ thường rất rõ ràng và cụ thể, người dùng chỉ cần nhìn sơ qua có thể nắm bắt được tình hình ngay. Tuy nhiên, ký hiệu bản vẽ điện dân dụng của các thiết bị được ký hiệu ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp phần dưới đây nhé.

I) Ký hiệu các thiết bị bằng hình vẽ

Đôi khi ký hiệu các thiết bị điện chỉ sử dụng các hình họa mà không có chữ thuyết minh ở bên, chính vì thế, cần phải nắm vững các ký hiệu ổ cắm điện dân dụng, ký hiệu công tắc trên bản vẽ, hay ký hiệu đèn dân dụng là hết sức cần thiết. Tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các thiết bị điện.

Ngay dưới đây sẽ là tên gọi và các ký hiệu thiết bị điện dân dụng trong bản vẽ mà tin xây dựng đã thống kê hết sức cụ thể và chi tiết. Còn chần chừ gì nữa, chúng ta cùng điểm qua những ký hiệu này nhé.

Ký hiệu đèn điện và thiết bị sử dụng điện

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1613-75, tất cả các dạng đèn điện và các công tắc, thiết bị điện sẽ được ký hiệu như sau:

Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng
Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng
ký hiệu bản vẽ điện dân dụng
ký hiệu bản vẽ điện dân dụng

Ký hiệu thiết bị đóng ngắt, thiết bị bảo vệ an toàn

Ký hiệu các thiết bị đóng ngắt, ký hiệu các thiết bị bảo vệ an toàn là một trong những điểm mà chúng ta cần phải nắm vững, tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các thiết bị, điều này sẽ gây ra hậu quả khó lường.

ký hiệu bản vẽ điện dân dụng
ký hiệu bản vẽ điện dân dụng

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75, các thiết bị có chức năng đóng cắt, bảo vệ mạng điện lưới và điện gia dụng hay ký hiệu điện dân dụng liên quan dùng trong chiếu sáng sẽ có ký hiệu như sau:

Ký hiệu thiết bị đo lường tiêu chuẩn 

ký hiệu bản vẽ điện dân dụngký hiệu bản vẽ điện dân dụng
ký hiệu bản vẽ điện dân dụng

Ký hiệu thiết bị điều khiển

Các thiết bị có chứng năng đóng ngắt, thiết bị điều khiển dùng trong mạng lưới điện công nghiệp sẽ được quy ước thành các ký hiệu trong bản vẽ điện công nghiệp theo TCVN 1615-75 và TCVN 1623-75:

ký hiệu bản vẽ điện dân dụng
Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng

II) Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng bằng chữ

Trong một bản vẽ thiết kế điện, ngoài các biểu tượng đồ họa, nó cũng phổ biến để quy ước và đại diện cho một số biểu tượng với các ký tự để làm cho việc phân tích và giải thích các bản vẽ dễ dàng hơn.

Tùy thuộc vào ngôn ngữ của mỗi quốc gia, các ký tự sẽ khác nhau (dựa trên các chữ cái đầu tiên trong tên của thiết bị điện).

Trong trường hợp trong bản vẽ sử dụng nhiều thiết bị cùng loại, chúng tôi thêm các ký tự đại diện cho các số để phân biệt. Ví dụ: 1CD, 2CD, Đ1, Đ2,…

Chúng tôi có các biểu tượng văn bản phổ biến nhất của bản vẽ điện dân dụng dưới đây:

Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng
Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng

Ảnh minh họa phía trên bao gồm ký hiệu ổ cắm điện, ký hiệu đèn điện, ký hiệu công tắc, ký hiệu cầu dao và rất rất nhiều các thiết bị khác. Bạn đã nắm được các ký hiệu bản vẽ điện dân dụng này chưa. Nếu chưa thì hãy bình tĩnh xem kỹ lại nhé. Xong rồi chúng ta lại tiếp tục với ký hiệu điện dân dụng khác nhé.

Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng
Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng

Có rất rất nhiều những chữ cái ký hiệu khác nhau. Chính vì thế, đọc các ký hiệu bản vẽ điện dân dụng là điều mà không phải ai cũng làm được. Nếu bạn nhớ hết, xin chúc mừng bạn đã trở thành kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật điện rồi đó.

Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng
Ký hiệu bản vẽ điện dân dụng

Do đó, đối với một thợ điện hoặc một kỹ sư cơ điện chuyên nghiệp, việc hiểu, áp dụng và khai thác hiệu quả các biểu tượng điện để hoàn thành bản vẽ là một yêu cầu cơ bản và điều kiện tiên quyết.

Giai đoạn này quyết định rất nhiều về việc xây dựng kỹ thuật cơ điện cho bất kỳ dự án nào đảm bảo đủ các yếu tố từ an toàn điện, bố trí mạng lưới điện một cách khoa học và hợp lý nhất cũng như thẩm mỹ.

Trên đây là toàn bộ những ký hiệu thiết bị điện trên bản vẽ mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng sau khi quý bạn tham khảo bài viết với tựa đề ký hiệu bản vẽ điện dân dụng của tin xây dựng, quý bạn sẽ nắm được những thông tin hữu ích áp dụng cho cuộc sống của mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *